Có lẽ bạn đã nghe qua điều này:
tiền bạc là một trong những nguyên nhân phổ biến làm bùng lên mâu thuẫn
giữa hai vợ chồng. Cũng chẳng ngạc nhiên, bởi ai cũng biết sức mạnh của
đồng tiền. Tiền là giấy, nếu đốt sẽ cháy, nhưng lại có khả năng giúp
chúng ta hiện thực hóa mong muốn của mình, giúp cho cuộc sống thoải mái
hơn, tiện nghi hơn, phần nào giúp chúng ta tự tin hơn…
Tiền không phải là tất cả, nhưng không thể nói rằng tiền không quan trọng trong cuộc sống hôn nhân của bạn
Nhưng bạn có biết rằng các mối
liên hệ cảm xúc giữa vợ chồng hoàn toàn có thể giúp được hai bạn tìm
thấy được sự thống nhất và cân bằng về tài chính? Hãy cùng tìm hiểu nhé:
Vấn đề 1: “Em / anh không có tiền để làm những thứ mình thích!”
Giải pháp: Chuyện trò chân tình
Hãy
tạm dẹp chuyện tiền nong sang bên, dành một buổi tối hai vợ chồng ngồi
lại cùng nhau và nhớ về những giấc mơ, mục tiêu chung như mua được nhà
riêng, có con hay đi du lịch… Đó là những lý do đầu tiên để hai người
quyết định chung sống với nhau, nhưng lại thường rất dễ bị che khuất bởi
những hối hả bộn bề công việc mỗi ngày và những hóa đơn phải chi trả.
Nhớ lại những giấc mơ chung sẽ tạo ra sự đồng lòng giữa hai vợ chồng
trong việc kiểm soát thu chi, cùng nhau tiết kiệm. Bên cạnh đó, khi đã
có sự nhất trí, nếu gặp tình huống cần thiết phải chi tiêu thì tâm lý
của hai vợ chồng cũng nhẹ nhàng hơn.
Xin
lời khuyên của người khác, kể cả là một người có chuyên môn về tài
chính cũng chưa hẳn là cách hay. Tốt nhất, trước khi đi gặp người ngoài,
bạn nên cùng bạn đời của mình bình tĩnh bàn bạc, bởi đơn giản rằng
không ai hiểu rõ vấn đề bằng chính người trong cuộc cả.
Vấn đề 2: “Em / anh đang tiêu nhiều hơn số tiền chúng ta kiếm được!”
Giải pháp: Cùng nhau xem xét lại việc chi tiêu
Xem
xét lại việc chi tiêu vừa để hiểu hơn về các nhu cầu riêng và chung,
vừa là để đưa ra vài quyết định cắt giảm “cứng rắn”. Thay vì tập trung
vào các chi tiết như các bạn đã chi bao nhiêu tiền cho cái áo mới hay
cho cốc cà phê hôm kia hôm nọ, hãy quan tâm nhiều hơn đến các khoản chi
tiêu cố định để xem chúng có thật sự cần thiết hay không. Bạn có mua một
tách latte hay không cũng chẳng là gì nếu tháng nào cũng bỏ một đống
tiền vào một phòng tập thể dục rồi rốt cuộc chẳng mấy khi đến đó.
Sau
khi đã cùng xem lại việc chi tiêu, hai vợ chồng hãy bàn bạc với nhau,
hoặc nếu cần thiết thì tham khảo ý kiến của người có kinh nghiệm để có
thể đưa ra hướng cắt giảm các khoản chi không cần thiết, giúp các bạn
đạt từng bước có được những gì mình muốn. (Nhưng không phải thế là bạn
muốn gì được nấy đâu nhé, vung tay quá trán không bao giờ là điều tốt
cả.)
Phải kiềm chế trước những thứ mình thích thật khó khăn? Hãy nghĩ đến những mục tiêu lớn hơn mà các bạn đã định làm cùng nhau
Vấn đề 3: “Anh / em không còn độc thân nữa, nên đừng tiêu tiền theo kiểu ấy!”
Giải pháp: Hợp tác và tự chủ
Hãy
có một tài khoản chung để chi tiêu cho những mong ước và trách nhiệm
chung, những khoản chi cố định, và một số tài khoản riêng và nhỏ hơn cho
những nhu cầu của mỗi người. Các chuyên gia nói rằng làm như thế nàysẽ
giúp các cặp đôi giảm bớt cảnh cãi nhau vì tiền.
Hãy
cùng thống nhất mỗi người sẽ đóng góp bao nhiêu cho tài khoản chung, và
tài khoản chung sẽ dùng cho những mục đích gì – có thể là điện nước,
tiền ăn, tiền học cho con, tiền du lịch năm, tiền để dành cho lúc nghỉ
hưu… Không chỉ san sẻ được với nhau về trách nhiệm gia đình, các bạn
cũng sẽ có cái nhìn rộng lớn hơn về cuộc sống và tương lai, và so sánh
với điều kiện tài chính của mình (như thế, bạn cũng sẽ cân nhắc hơn
trước những nhu cầu “linh tinh”).
Tuy
vậy, các bạn cũng cần lưu ý là khi đã chung sống với nhau, việc có tài
khoản riêng không đồng nghĩa với việc có thể tiêu xài vô tội vạ, nếu
không thì mâu thuẫn vẫn có thể xảy ra. Tùy vào mức thu nhập và thói quen
chi tiêu mà mỗi người có thể sử dụng khoản tiền riêng của mình mà không
cần phải hỏi ý kiến của người kia. Nhưng nếu một người luôn luôn chi
tiêu nhiều hơn một cách đáng kể so với người còn lại, thì chắc chắn sẽ
cần nói chuyện lại với nhau.
Vấn đề 4: “Phải có người quản lý tài chính!”
Giải pháp: Hãy chịu trách nhiệm
Hãy
thảo luận với nhau để chọn ra ai sẽ quản lý chi tiêu hàng ngày, ai sẽ
lo chuyện đầu tư lâu dài; nếu vợ hoặc chồng có “khiếu” thì có thể đảm
nhận toàn bộ, hoặc nếu cả hai bạn đều muốn thoái thác “trách nhiệm nặng
nề” này thì hãy thay phiên nhau. Khi đã phân chia như thế, mỗi người cần
cập nhật thông tin về những khoản tiền thu vào và chi ra với người kia
một cách đều đặn và thẳng thắn, và đảm bảo rằng luôn có sự chia sẻ với
nhau. Sẽ rất không công bằng khi một người đã phải gánh tất cả các gánh
nặng tài chính trên lưng, lại còn phải làm người chuyên làm mất vui bằng
những câu nói như “mình không có đủ tiền đâu,” trong khi người còn lại
tận hưởng cuộc sống một cách vui vẻ với ý nghĩ rằng mọi thứ đã có chồng
(vợ) mình lo.
Cùng nhau cố gắng, và vợ chồng bạn sẽ hạnh phúc rất nhiều khi ước mơ thành hiện thực
Vấn đề 5: “Bạn bè chúng ta có vẻ lúc nào cũng dư dả tiền bạc hơn!”
Giải pháp: Bạn có chắc vậy không?
Hãy
nói chuyện với một cặp vợ chồng lớn tuổi hơn đã có cuộc sống hạnh phúc
cả về tinh thần và vật chất để học hỏi kinh nghiệm; đừng hỏi người ta
kiếm được bao nhiêu tiền, mà bạn nên hỏi về những thứ họ đã hi sinh và
đánh đổi để có thể sớm nghỉ ngơi an nhàn hay cho con học trường tốt. Tuy
vậy, hãy thận trọng khi so sánh mình với người khác, bởi gia cảnh và
quan niệm về tiền bạc của mỗi người không giống nhau, việc so sánh này
có thể dẫn đến ghen tị, giận dữ và rắc rối.
Hãy
cẩn thận khi có mối quan hệ thường xuyên với người có thói quen tiêu
xài phung phí, đừng để mình bị lôi kéo theo. Và đừng ngại ngần chia sẻ
những mục tiêu và ước mơ với bạn bè mình, để ủng hộ và giúp đỡ lẫn nhau.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét